Đây không chỉ là vấn đề có liên quan đến tình trạng béo phì tại các nước phương Tây mà ngày nay ở một số vùng thuộc lục địa đen châu Phi, cao huyết áp đang trở nên một chứng bệnh phổ biến.    

Tỷ lệ bệnh nhân mắc cao huyết áp ngày một tăng cao chóng mặt

         Tỷ lệ gia tăng căn bệnh cao huyết áp đồng nghĩa với hàng triệu trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch sẽ bùng phát.

       “Bênh cao huyết áp ngày càng trở nên nghiêm trọng”, bác sĩ Jan Ostergren thuộc bệnh viện của trường ĐH Karolinska ở Thụy Điển và là đồng tác giả của công trình nghiên cứu và phân tích về ảnh hưởng mang mức độ toàn cầu của loại bệnh này với ý tưởng nhằm kêu gọi chính phủ các nước phối hợp hành động như trước đây đã từng làm đối với những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên thế giới.

       Bác sĩ Sidney Smith thuộc ĐH North Carolina ở Chapel Hill và là cố vấn cho Hiệp hội tim mạch thế giới đã nói rằng thậm chí ở Mỹ, phần lớn người bệnh cao huyết áp vẫn chưa được chữa trị đầy đủ trong tổng số 72 triệu bệnh nhân tại đây. Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ và suy thận. Nó còn là tác nhân gây ra mù lòa và chứng mất trí nhớ.

       Bệnh nhân cao huyết áp thường không nhận biết được triệu chứng của bệnh cho đến khi một số bộ phận của cơ thể đã bị tổn thương.       

       Phòng bệnh cao huyết áp là phương cách hữu hiệu nhất trước khi nó xảy ra mà cách tốt nhất là thực hiện chế độ ăn uống có kiểm soát và thường xuyên vận động. Trường hợp được khuyên nên bắt đầu dùng thuốc chữa cao huyết áp thì cũng không phải là một vấn đề lớn vì chúng thường có giá tương đối rẻ.

       Huyết áp bình thường ở mức 120/80 mmHg và sức khỏe bắt đầu có vấn đề khi tỷ lệ này tăng đến 140/90 mmHg hay cao hơn. Những yếu tố gây cao huyết áp là béo phì, kém vận động, ăn mặn thường xuyên và đương nhiên là cả yếu tố cao tuổi.

       Dân số thế giới đang đang có khuynh hướng già đi và tỷ lệ béo phì ngày càng nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh về huyết áp. Đáng chú ý, các báo cáo khoa học mới nhất cho biết tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp tại các nước Tây Âu còn cao hơn cả Mỹ với 38% ở Anh, Thụy Điển và Ý; 45% ở Tây Ban Nha và 55% tại Đức.

       Nhưng bước nhảy vọt của căn bệnh này dự kiến sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển có khuynh hướng chuyển đổi theo mô hình kinh tế của phương Tây. Một trong ba người lớn sống ở vùng thành thị Ấn Độ đã có triệu chứng cao huyết áp, trong khi tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là ít hơn vì lối sống đơn giản và ít bị “stress” hơn. Hơn 25% số người lớn ở Trung Quốc đã bị cao huyết áp. Ghana và Nam Phi cùng có tỷ lệ tương tự.

       Việc chữa trị cũng gặp một số khó khăn do bệnh nhân thường bỏ ngang việc uống thuốc vì cho là không cần thiết khi sức khỏe đã khá lên. Một lý do khác là các bác sĩ đôi khi cảm thấy miễn cưỡng khi phải giải thích với bệnh nhân việc sử dụng hai hay ba thứ thuốc cùng một lúc.

       Bác sĩ Ostergren đã phối hợp với các chuyên gia từ trường kinh tế London và ĐH New York để nghiên cứu về đề tài “Cuộc khủng hoảng bệnh cao huyết áp” có liên quan đến 1,56 tỷ người vào năm 2025.

       Đề tài này có đề cập đến vấn đề thay đổi văn hóa vì khoảng 40% người Mỹ da đen có mắc chứng cao huyết áp và nó đã trở thành đề tài thuyết giáo ở hầu hết các nhà thờ của người da đen. Ở một số nơi thậm chí còn thể hiện sự chê bai về nhân cách nếu bị phát hiện dùng thuốc cao huyết áp.

       Các lời khuyên hữu ích của bác sĩ để phòng bệnh cao huyết áp:

 

1. Kiểm tra huyết áp thường xuyên mỗi năm.
2. Ăn mặn có kiểm soát.
3. Không hút thuốc.
4. Dùng thức ăn ít chất béo.
5. Giữ trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng.
6. Uống rượu bia có kiểm soát.
7. Tập thể dục thường xuyên.
8. Giảm tối đa căng thẳng trong cuộc sống.

 

Theo Mỹ Duyên

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x