Dựa trên một loạt các nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học đã phát hiện ra sự hiện diện của cytomegalo (CMV), một loại vi rút thuộc họ herpes có mặt trong cơ thể của 60 – 99% người trưởng thành trên khắp thế giới, sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm mạch máu, là vi rút gây ra bệnh cao huyết áp.
Và khi kết hợp với chế độ ăn nhiều chất béo, CMV cũng gây trở ngại cho các thành mạch máu, nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ và các bệnh ở thận.
TS Clyde Crumpacker, công tác tại ĐH Y Harvard và TT Y khoa Beth Israel Deaconess (Boston) đồng thời thực hiện nghiên cứu này, cho rằng nghiên cứu đã đặt nền móng đầu tiên về việc truy tìm vi rút là nguồn gốc gây viêm mạch máu.
Vi rút gây ra bệnh huyết áp
TS Crumpacker nói rằng nghiên cứu này cũng gợi mở việc sản xuất vắc xin và các loại thuốc kháng khuẩn dùng trong điều trị loại vi rút gây ra bệnh cao huyết áp. Hiện chưa có loại vắc xin nào tương tự nhưng các công ty dược như Sanofi-Aventis, Novartis , GlaxoSmithKline PLC and Vical, luôn sẵn sàng sản xuất chúng.
CMV và dinh dưỡng
Vào tuổi 40, hầu hết chúng ta đều bị nhiễm CMV, mặc dù có thể không bao giờ có biểu hiện cụ thể. Nhưng loại vi rút này có thể gây hại cho hệ miễn dịch của cơ thể, làm gia tăng khả năng thải loại các cấy ghép vào cơ thể, là nguyên nhân chính dẫn tới sinh non ở những thai phụ bị nhiễm vi rút này trong thời kỳ mang thai.
Trong một thử nghiệm, Crumpacker và các cộng sự đã kiểm tra 4 nhóm chuột. 2 nhóm ăn theo chuẩn, 2 nhóm ăn nhiều chất béo. Sau vài tuần, một nửa số chuột ăn theo chuẩn và ăn nhiều chất béo sẽ được tiêm vi rút.
6 tuần sau đó, nhóm chuột bị tiêm vi rút sẽ được đo huyết áp, kết quả là huyết áp của toàn bộ nhóm này đều tăng lên nhưng ở nhóm ko nhiễm vi rút thì chỉ có khoảng 30% những con chuột có chế độ ăn nhiều cholesterol có dấu hiệu xơ vữa động mạch.
“Đây là một bằng chứng rất rõ ràng cho thấy sự liên quan giữa CMV và chế độ ăn giàu cholesterol”, các nhà nghiên cứu kết luận.
Trong một nghiên cứu khác trên tế bào thận của chuột bị nhiễm vi rút, nhóm đã phát hiện thấy renin (enzym đóng vai trò gây ra cao huyết áp) tăng cao. Họ phát hiện ra tỉ lệ enzym cao tương tự trong tế bào mạch máu ở những con chuột nhiễm CMV. Và chính sự nhiễm vi rút CMV đã làm tăng nguy cơ viêm thành mạch máu.
Tất nhiên, sẽ cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa để tìm ra cơ chế của vi rút gây ra bệnh cao huyết áp nhưng Crumpacker nhấn mạnh rằng những phát hiện này đã mở ra một hướng điều trị khả thi mới.
“Một số trường hợp cao huyết áp có thể điều trị hoặc phòng ngừa bằng các loại thuốc kháng khuẩn hay vắc xin ngừa CMV”, TS Crumpacker khẳng định.
Với những nỗ lực nghiên cứu vắc-xin phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp. Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản tại ĐH Osaka đã thí nghiệm thành công một loại vắc-xin có thể chữa cao huyết áp, thay thế việc sử dùng thuốc hạ huyết áp hằng ngày ở con người trong tương lai.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Hypertension của Hội Tim Mỹ, các nhà khoa học xác nhận tác dụng giảm cao huyết áp của dạng vắc-xin DNA nhắm vào angiotensin II – loại hormone vốn gây cao huyết áp do làm co thắt mạch máu khiến áp lực máu tăng, buộc tim phải hoạt động nặng nhọc hơn.
Vắc-xin ngăn chặn cao huyết áp
Do đó, vắc-xin có tác dụng giống như các loại thuốc ức chế chuyển enzyme angiotensin (ACE inhibitor) hoặc thường được gọi là thuốc ức chế men chuyển, có tác dụng hạ huyết áp bằng cách thư giãn và giãn nở mạch máu.
Thí nghiệm trên chuột cho thấy vắc-xin nói trên không chỉ có thể hạ huyết áp trong 6 tháng mà còn giúp hạn chế sự tổn hại của mô tim và mạch máu do cao huyết áp. Ngoài ra, thuốc cũng không gây phản ứng phụ gây ảnh hưởng đến gan và thận.
Trưởng nhóm nghiên cứu, GS Hironori Nakagami chia sẻ “Một trong các ưu điểm dễ nhận thấy của vắc-xin là bệnh nhân không phải dùng thuốc hằng ngày mà nhiều người có khi quên nên có thể xảy ra đột quỵ hoặc biến cố về tim mạch”. Ông hy vọng trong tương lai thầy thuốc có thể chọn vắc-xin ngăn cao huyết áp như một cách phòng tránh để người bệnh không còn mối lo quên uống thuốc hàng ngày.